PHƯƠNG PHÁP CHẠY THẬN NHÂN TẠO CHO BỆNH NHÂN SUY THẬN

Chạy thận nhân tạo là một phương pháp điều trị quan trọng giúp duy trì tính mạng và sức khỏe cho những bệnh nhân mắc suy thận. Quá trình chạy thận nhân tạo không chỉ giúp loại bỏ các chất cặn bã, độc tố khỏi cơ thể. Mà còn giúp điều chỉnh cân bằng nước, kiềm toan và điện giải. Vậy tại sao phải chạy thận nhân tạo? Khi nào bác sĩ chỉ định chạy thận nhân tạo cho bệnh nhân suy thận?

Chạy thận nhân tạo là gì?

Chạy thận nhân tạo là một trong những phương pháp điều trị thay thế thận, được áp dụng rất phổ biến hiện nay. Phương pháp này giúp loại bỏ độc tố, chất thải, chất lỏng dư thừa từ máu trong trường hợp thận gặp vấn đề, không thể hoạt động bình thường.

Qúa trình này giúp:

  • Loại bỏ các chất cặn bã và độc tố, đảm bảo không gây tích tụ trong máu.
  • Điều chỉnh cân bằng nước và điện giải, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm
  • Hỗ trợ duy trì sức khỏe tổng thể

Bệnh nhân điều trị tại Khoa Thận nhân tạo Bệnh viện Bưu Điện

Bệnh nhân được chỉ định chạy thận nhân tạo khi nào?

Tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra điều kiện và chỉ định chạy thận khác nhau

  1.     Chỉ định chạy thận cho người suy thận cấp

Đây là trường hợp chức năng thận của người bệnh bị suy giảm đột ngột khiến cho các chất thải không được loại bỏ ra bên ngoài, gây mất cân bằng nước và chất điện giải. Nếu không được điều trị kịp thời thì suy thận cấp có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng người bệnh.

Điều kiện khi chỉ định lọc máu cho người suy thận cấp:

  •         Không đáp ứng với điều trị nội khoa, thiếu niệu hoặc vô niệu;
  •         Ure máu cao hơn 30 mmol/l;
  •         Kali máu cao hơn 6 mmol/l, K+ tăng nhanh, trên điện tâm đồ có nhịp chậm, rối loạn nhịp tim thất bại với điều trị nội khoa;
  •         Tăng gánh thể tích, áp lực tĩnh mạch trung tâm tăng, biến chứng phù phổi
  •         Toan máu nặng pH dưới 7.2;
  •         Na+ máu cao hơn 150 mmol/l hoặc thấp hơn 115 mEq/l;
  1.     Chỉ định chạy thận nhân tạo cho người suy thận mạn

Triệu chứng của hội chứng Ure huyết cao thường xuất hiện khi tình trạng suy thận của người bệnh sắp bước sang giai đoạn cuối (giai đoạn 5) khiến thận bị suy giảm nặng hoặc ngừng hoạt động chức năng nội tiết và bài tiết.

Chỉ định chạy thận nhân tạo cho người suy thận mạn:

  •         Ure máu cao;
  •         Kali trong máu cao hơn 6.5 mmol/L và xuất hiện rối loạn điện giải, tan máu nặng, phù phổi;
  •         Mức lọc cầu thận < 15 ml/phút;

Bệnh nhân điều trị tại Khoa Thận nhân tạo Bệnh viện Bưu Điện

Lợi ích của phương pháp chạy thận

  • Giúp cơ thể kiểm soát huyết áp
  • Duy trì sự cân bằng thích hợp của chất lỏng và các khoáng chất khác như kali, natri trong cơ thể

Những biến chứng có thể gặp phải khi chạy thận nhân tạo

Trong quá trình chạy thận nhân tạo, các vấn đề với đường vào mạch máu có thể xảy ra và đây là lý do phổ biến nhất khiến người bệnh cần đến bệnh viện để điều trị bằng phương pháp này.

  • Tắt nghẽn mạch máu

Nếu lưu lượng máu kém hoặc xảy ra tắc nghẽn do cục máu đông hoặc vết sẹo, có thể khiến các phương pháp điều trị không hoạt động. Lúc này, người bệnh có thể phải thực hiện thêm các thủ tục thay thế hoặc sửa chữa các phương pháp hiện tại để việc điều trị trở lại bình thường.

  • Hạ huyết áp

Những thay đổi đột ngột về cân bằng nước và hóa chất trong cơ thể trong quá trình điều trị có thể gây ra tình trạng giảm huyết áp đột ngột (hạ huyết áp). Hạ huyết áp có thể gây ra chóng mặt, mệt mỏi, ngất xỉu, đau bụng hoặc yếu cơ. Bác sĩ có thể thay đổi giải pháp lọc máu để giúp người bệnh tránh khỏi các vấn đề này.

  • Mất máu

Người bệnh có thể bị mất máu nếu kim đâm ra khỏi chỗ tiếp cận hoặc một ống bị tuột ra khỏi bộ lọc máu.

Để ngăn ngừa tình trạng mất máu, các máy lọc máu cần có một máy dò rò rỉ máu để đặt chuông báo động. Bác sĩ có mặt kịp thời để xử lý và khắc phục sự cố nhằm đảm bảo an toàn cho người bệnh.

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *