Bó bột là một thủ thuật y khoa trong đó sử dụng đó sử dụng nhiều lớn băng bằng thạch cao hoặc sợi thủy tinh để cố định chi hoặc bộ phận bị thương, thường là do gãy xương. Bó bột giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn và cũng hạn chế những va chạm không đáng có trong quá trình sinh hoạt của bệnh nhân.
Tác dụng của bó bột:
- Bất động phần xương gãy, cố định xương luôn ở vị trí đúng (tư thế giải phẫu)
- Thúc đẩy quá trình lành xương, xương gãy trở về trúc và có hình dáng phù hợp
- Bảo vệ và thúc đẩy phục hồi phần mềm tổn thương kèm theo
- Giảm đau.
- Hạn chế di lệch thứ phát
- Giảm sưng nề, các cơn co thắt cơ sau chấn thương
- Bất động tạm thời cho người bệnh khi chờ phẫu thuật
- Hỗ trợ chi tổn thương, tránh áp lực tỳ đè hoặc căng vùng mô quá mức khi di chuyển
- Hỗ trợ bệnh nhân phục hồi vận động
Tai biến thường gặp trong bó bột
- Dị ứng bột: Bệnh nhân bị ngứa, nổi mẩn, bóng nước. Đề phòng: độn lót bông gòn, vật liệu mềm.
- Chèn ép bột: xảy ra trong 12 – 24 giờ bó do bó quá chặt tình trạng phù nề gây nên. Bệnh nhân có triệu chứng đau tăng dần, cảm giác chật bột do phù nề, tê và ngứa chi, phù nền phần xa của bột, nếu nặng có thể mấy vận động chi thể. Xử trí bằng cách tháo rộng bột, nâng cao chi thể giảm phù nề.
- Lỏng bột: Bột bị lệch khi di chuyển khi cử động. Xử trí: Trường hợp này cần được thay bột để ngăn ngừa tình trạng di lệch thứ phát.
- Khớp giả: do nắn không tốt, bất động chưa đủ thời gian, do tuổi cao, do tuổi cao, do không được tư vấn về chế độ ăn uống cũng như hướng dẫn cách tập trong và sau thời gian mang bột.
- Viêm xương: do gãy xương hở, tụ máu nhiễm trùng, loét do tỳ đè,..
Lưu ý quan trọng khi bó bột:
Chăm sóc bột bó:
- Giữ bột khô ráo, không để nước thấm vào bột.
- Không tự ý cắt, tháo hoặc làm thay đổi cấu trúc của bột bó.
- Theo dõi các dấu hiệu bất thường:
+ Nếu xuất hiện sưng nề, tê bì, đau dữ dội, vùng da quanh bột bó tím tái hoặc giảm cảm giác nóng rát, cần thông báo ngay với nhân viên y tế.
Tái khám đúng lịch
Bệnh nhân cần tuân thủ lịch tái khám để bác sĩ kiểm tra mức độ lành xương và điều chỉnh điều trị khi cần
Theo dõi sau bó bột:
- Theo dõi sự lưu thông của tuần hoàn vùng chi phía dưới của bột như: xem màu sắc đầu ngón, mạch, cảm giác, cử động của các ngón và nhiệt độ chi.
- Vài giờ sau bó bột: theo dõi dấu hiệu chèn ép khoang như đau căng tức nơi bó hay vùng khớp nằm trong vùng bó bột làm cho người bệnh không ngủ được, đau tăng khi cử động ngón, tê, tái, sưng, tím lạnh. Thường có dấu hiệu này thì điều dưỡng cần xẻ dọc bột, kê chi cao. Nếu dấu hiệu trên không giảm sau xẻ bột thì cắt bỏ bột và báo ngay cho bác sĩ.
- Vài ngày sau bó bột: điều dưỡng theo dõi dấu hiệu chèn ép thần kinh, loét da. Nếu tình trạng chi tổn thương giảm phù nề, sưng tấy thì giai đoạn này đã bị lột bỏ. Lúc này, người bệnh cần được bó bột khác để cố định xương tốt hơn. Trong suốt thời gian bó bột cần thường xuyên đánh giá dấu hiệu teo cơ, cứng khớp, loãng xương.