Nguyên nhân là do đường huyết cao môi trường thuận lợi cho nhiễm khuẩn; người bệnh đái tháo đường có suy giảm chức năng bạch cầu và miễn dịch tế bào; do các biến chứng mạch máu và bệnh lý thần kinh nên bàn chân người đái tháo đường là nơi thuận lợi cho sự lan rộng nhanh chóng của nhiễm trùng.
Muốn biến chứng của bệnh đái tháo đường ít xảy ra, trước tiên người bệnh phải xác định rõ: Bệnh đái tháo đường là một bệnh mãn tính, điều trị lâu dài và không thể khỏi hẳn được. Để điều trị, trước hết phải có chế độ ăn uống và luyện tập hợp lý với điều kiện cụ thể của từng người bệnh và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa nội tiết – đái tháo đường.
Các mức độ loét bàn chân ở bệnh nhân do biến chứng bệnh đái tháo đường
Để phòng ngừa nguy cơ biến chứng bàn chân cho bệnh đái tháo đường, cần chú ý những vấn đề sau:
– Kiểm soát tốt đường huyết
– Thăm khám bác sĩ từ đầu để tránh tình trạng nặng hơn
– Vệ sinh chân sạch sẽ, đặc biệt là các kẽ ngón chân: Hàng ngày tự kiểm tra để phát hiện các dấu vết bất thường như vết xước, vết phồng rộp, chỗ chai chân…
– Tránh dùng những hóa chất sát trùng quá mạnh.
– Phòng tránh với nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh.
– Đi giày dép, bít tất phù hợp với người bệnh.
– Không nên cắt móng chân quá sát ảnh hưởng đến niêm mạc móng chân. Không để móng quặp vào ngón chân…
Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần:
- Dùng thuốc kiểm soát tốt đường huyết.
- Dùng thuốc điều trị các biến chứng kèm theo.
- Điều trị sớm các cục chai chân
- Dùng thuốc hoặc luyện tập, xoa bóp để tăng cường tuần hoàn máu đến vùng đầu ngón chân.