NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ THỞ KHÍ DUNG VÀ TÁC DỤNG

Hiện nay, trong lĩnh vực Tai-Mũi- Họng, khí dung là phương pháp điều trị tại chỗ để điều trị các bệnh vể đường hô hấp như viêm họng, viêm xoang, viêm phế quản,…Tuy nhiên, nhiều trường hợp lạm dụng khí dung mà không tuân theo chỉ định của bác sĩ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.

Dưới đây cùng Bệnh viện Đa khoa Bưu Điện tìm hiểu về những lưu ý cho bệnh nhân khi bắt đầu điều trị bệnh bằng phương pháp này:

Khí dung là gì?

Phương pháp dùng máy khí dung để khuếch tán thuốc dưới dạng sương mù được gọi là khí dung, tác động trực tiếp vào hệ thống niêm mạc đường hô hấp trên hoặc dưới, giúp người bệnh hấp thụ thuốc tốt.

Khi xông khí dung, thuốc dưới dạng sương do máy tạo ra sẽ bám dính vào lớp lông trên niêm mạc đường hô hấp giúp thuốc tác động trực tiếp lên vị trí viêm nhiễm, người bệnh sẽ nhanh chóng hồi phục.

Bệnh nhân thực hiện phun khí dung tại Bệnh viện Đa khoa Bưu Điện

Khi nào cần phun khí dung?

Người bệnh được chỉ định phun khí dung khi điều trị các căn bệnh dưới đây:

  • Điều trị viêm xoang, viêm mũi: Máy xông khí dung tạo ra các hạt nhỏ từ dung dịch chống viêm giúp dung dịch thuốc tiếp xúc với các vùng bị viêm, làm giảm triệu chứng để cơ thể mau chóng hồi phục.
  • Điều trị bệnh viêm họng cấp tính hoặc viêm họng mạn tính: Hiện nay có nhiều loại máy xông khí dung trang bị mặt nạ xông họng giúp điều trị các bệnh lý viêm họng hiệu quả.
  • Điều trị viêm phế quản, hen phế quản: Người bệnh sẽ dễ thở hơn khi thở khí dung với các loại thuốc phù hợp từng bệnh lý.

Bệnh nhân thực hiện phun khí dung tại Bệnh viện Đa khoa Bưu Điện

Quy trình hướng dẫn cách phun khí dung

  1. Chuẩn bị gì?

Trước khi tiến hành phun khí dung, người bệnh cần rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn để đảm bảo không có vi khuẩn xâm nhập vào máy và cơ thể.

Sau đó, kỹ thuật viên hoặc điều dưỡng sẽ kiểm tra chất lượng thuốc trước khi bệnh nhân sử dụng, quan sát xem thuốc có biến chất hay không, bao bì thuốc có bị rò rỉ hay không.

Ngoài ra, người bệnh cần ngồi trên ghế thoải mái và thẳng lưng khi thực hiện phun khí dung.

  1. Sau khi phun khí dung

Nếu cảm thấy chóng mặt sau khi phun khí dung, người bệnh cần thở chậm lại và ngồi nghỉ ngơi một lát bởi một số loại thuốc có thể khiến người bệnh cảm thấy run rẩy, bồn chồn nhưng sẽ hết ngay sau đó. Đây là điều không phải hiếm gặp, nhưng nếu có những triệu chứng bất thường, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ để được hướng dẫn.

Lưu ý khi phun khí dung

Phun khí dung có nhiều công dụng trong việc điều trị các bệnh lý đường hô hấp, tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý một số mối nguy hiểm khi phun khí dung, nhất là những bệnh nhân đang phun khí dung tại nhà:

Nguy cơ tắc nghẽn đường thở: Các dịch tiết ưu trương trong đường thở của người bệnh có thể hấp thụ nước được cung cấp và có khả năng làm tắc nghẽn đường thở.

Nguy cơ gây co thắt phế quản: Các hạt khí dung có thể gây nên tình trạng co thắt phế quản ở người bệnh hen suyễn.

Người bệnh nếu ho nhiều hãy lập tức ngưng sử dụng máy thở khí dung và ngồi nghỉ ngay tại chỗ.

Đối với người bệnh thở khí dung tại nhà, khi thở khí dung liên tục không đúng cách sẽ làm lượng nước quá tải khiến người bệnh không xử lý kịp thời, nhất là trẻ em và người lớn tuổi.

Khi thuốc phun khí dung tại nhà có dấu hiệu sủi bọt hoặc nổi nhiều bong bóng, người bệnh cần ngưng sử dụng vì rất có thể thuốc đang gặp vấn đề.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *